THỦ TỤC NHẬP KHẨU NGŨ CỐC
Ngũ cốc gồm có lúa mì, lúa gạo, đại mạch, lõa mạch, mạch đen và ngô… Ngũ cốc là một nguồn thực phẩm giàu các vitamin cần thiết, khoáng chất và các hợp chất hóa học tự nhiên. Vì bột ngũ cốc liên quan đến sức khỏe, nên khi thực hiện thủ tục nhập khẩu ngũ cốc phải xin giấy phép công bố hợp quy/ công bố phù hợp quy định an toàn thực phẩm do Cục an toàn thực phẩm cấp trước khi lưu thông trên thị trường và làm kiểm dịch thực vật
Cơ sở pháp lý
- Luật An toàn thực phẩm số 55/2010/QH12
- Nghị định số 15/2018/NĐ-CP: quy định chi tiết một số điều của Luật An toàn thực phẩm
- Thông tư số 38/2015/TT-BTC: “Quy định thủ tục hải quan; kiểm tra, giám sát hải quan; thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu và quản lý thuế đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu”.
- Thông tư số 30/2014/TT-BNNPTNT: Ban hành Danh mục vật thể thuộc diện kiểm dịch thực vật. (Khoản a, Điểm 2, Điều 1 )
Thông tư số 33/2014/TT-BNNPTNT: quy định trình tự, thủ tục kiểm dịch thực vật nhập khẩu, xuất khẩu, quá cảnh và sau nhập khẩu.
THỦ TỤC NHẬP KHẨU NGŨ CỐC
Trước khi nhập khẩu ngũ cốc, doanh nghiệp cần làm thủ tục công bố sản phẩm. Sau đó, doanh nghiệp sẽ được phép nhập khẩu mặt hàng này và bán trên thị trường Việt Nam.
Ngũ cốc không nằm trong nhóm hàng bị cấm, hoặc nhập khẩu có hạn ngạch. Do vậy, doanh nghiệp nhập khẩu mặt hàng này như bình thường.
Hồ sơ hải quan nhập khẩu ngũ cốc
- Commercial invoice – Hóa đơn thương mại
- Packing list – Phiếu đóng gói hàng hóa
- Sales contract – Hợp đồng mua bán
- Tờ Khai hải quan
- Bill of lading – Vận Đơn
- Certificate of Origin – Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa.
- Chứng nhận kiểm tra vệ sinh an toàn thực phẩm
- Chứng nhận kiểm dịch thực vật
Tuy nhiên, ngoài thủ tục thông thường thì nhập khẩu ngũ cốc còn phải thực hiện kiểm tra vệ sinh an toàn thực phẩm và kiểm dịch thực vật.
I. Đăng ký kiểm tra vệ sinh an toàn thực phẩm
Bước 1: Đăng ký kiểm tra
– Khách hàng đăng ký kiểm tra thực phẩm nhập khẩu tại Phòng Kiểm tra nhà nước về thực phẩm nhập khẩu hoặc tại các điểm tiếp nhận kiểm tra chuyên ngành của Viện.
– Tùy thuộc tình trạng nhập khẩu của mặt hàng trước đó mà hàng hóa sẽ được áp dụng các phương thức kiểm tra khác nhau:
- Phương pháp kiểm tra giảm
- Phương thức kiểm tra thông thường
- Phương thức kiểm tra chặt
Hồ sơ gồm có:
– 04 bản Giấy đăng ký kiểm tra thực phẩm nhập khẩu theo mẫu. (biểu mẫu số 04, phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định 15/2018/NĐ-CP)
– Bản tự công bố sản phẩm;
– 03 (ba) Thông báo kết quả xác nhận thực phẩm đạt yêu cầu nhập khẩu liên tiếp theo phương thức kiểm tra chặt đối với các lô hàng, mặt hàng được chuyển đổi phương thức từ kiểm tra chặt sang kiểm tra thông thường (bản chính);
– Bản sao Danh mục hàng hóa (Packing list); Vận đơn (Bill of Lading); Hóa đơn (Invoice);
– Giấy tờ ủy quyền của thương nhân chịu trách nhiệm về chất lượng hàng hóa cho các tổ chức, cá nhân làm công việc nhập khẩu sản phẩm thực phẩm (nếu có).
– Ngoài ra khách hàng có thể cung cấp thêm: Hợp đồng nhập khẩu (Contract); Phiếu phân tích (CA) của nhà sản xuất, Chứng nhận bán hàng tự do (Free Sales) hoặc chứng nhận sức khỏe (Health Certificate) của sản phẩm.
Bước 2. Lấy mẫu và kiểm nghiệm (đối với kiểm tra chặt)
– Sau khi hàng về, doanh nghiệp thông báo với cán bộ nhận đăng ký xuống kiểm tra và lấy mẫu. Viện sẽ cử cán bộ xuống kiểm tra và lấy mẫu theo quy định.
Bước 3. Trả kết quả kiểm tra
– Sau khi khách hàng nộp tờ khai Hải quan, có kết quả thử nghiệm (đối với kiểm tra chặt): Viện sẽ thông báo kết quả xác nhận thực phẩm nhập khẩu.
– Khách hàng đến nhận thông báo (hoặc đăng ký) tại bộ phận văn thư hoặc tại các điểm tiếp nhận kiểm tra chuyên ngành của Viện.
Bước 4. Thời gian xử lý hồ sơ
– Đối với trường hợp kiểm tra thông thường: 03 ngày làm việc kể từ khi nhận đủ hồ sơ.
– Đối với trường hợp kiểm tra chặt: 07 ngày làm việc kể từ khi nhận đủ hồ sơ, lấy mẫu và kiểm nghiệm.
II. Đăng ký kiểm dịch thực vật nhập khẩu
Theo khoản 2 điều 1 Thông tư 30/2014/TT-BNNPTNT, ngũ cốc thuộc Danh mục vật thể thuộc diện kiểm dịch thực vật khi nhập khẩu.
Bước 1: đăng ký kiểm dịch thực vật
Hồ sơ đăng ký gồm:
1. Giấy đăng ký kiểm dịch thực vật.
2. Bản sao chụp hoặc bản chính Giấy chứng nhận kiểm dịch thực vật do cơ quan kiểm dịch thực vật có thẩm quyền của nước xuất khẩu.
Trường hợp chủ vật thể nộp bản sao chụp thì phải nộp bản chính trước khi được cấp Giấy chứng nhận kiểm dịch thực vật nhập khẩu, quá cảnh và vận chuyển nội địa cho lô vật thể.
3. Bản chính hoặc bản sao chứng thực Giấy phép kiểm dịch thực vật nhập khẩu (trường hợp quy định phải có Giấy phép).
Bước 2: Tiến hành lấy mẫu kiểm dịch thực vật nhập khẩu
Căn cứ kết quả kiểm tra hồ sơ, cơ quan kiểm dịch thực vật quyết định địa điểm và bố trí công chức kiểm tra ngay lô vật thể theo trình tự sau đây:
a) Kiểm tra sơ bộ
Kiểm tra bên ngoài lô vật thể, bao bì đóng gói, phương tiện chuyên chở; khe, kẽ và những nơi sinh vật gây hại có thể ẩn nấp; thu thập côn trùng bay, bò hoặc bám bên ngoài lô vật thể.
b) Kiểm tra chi tiết
Kiểm tra bên trong và lấy mẫu lô hàng theo quy định tại QCVN 01-141:2013/BNNPTNT Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về phương pháp lấy mẫu kiểm dịch thực vật; thu thập các vật thể mang triệu chứng gây hại và sinh vật gây hại; phân tích giám định mẫu vật thể, sinh vật gây hại đã thu thập được.
Bước 3: Cấp giấy chứng nhận kiểm dịch thực vật nhập khẩu.
Thường trong thời gian 2 ngày, từ khi tiếp nhận hồ sơ đăng ký kiểm dịch, doanh nghiệp sẽ được cấp giấy chứng nhận kiểm dịch (trong trường hợp đạt yêu cầu).